1. Không tiền tip

Dịch vụ chu đáo là tiêu chuẩn tại Nhật Bản, một phần nhờ sự góp phần của văn hóa hiếu khách gọi là omotenashi. Những người lái xe taxi, những người làm trong tiệm tóc, người giữ cửa hay pha chế đều không mong nhận khoản tiền tip này.


Người Tokyo không nhận tiền tip - Ảnh: Getty Images

Không chỉ không được mong đợi, tiền tip cũng không được chấp nhận, nhiều nhà hàng đã trừ khoản này vào phí dịch vụ. Đừng ngạc nhiên khi một người phục vụ nhà hàng nào đó chạy theo bạn để trả lại khoản tiền tip này dù nhiều hay ít.

2. Đi bên trái

Với 35 triệu người, Tokyo là thành phố có dân cư đông nhất thế giới. Nhưng các đám đông này khá trật tự. Người dân tuân thủ nghiêm túc luật giao thông để sang đường. Người đi ở đường dành cho người đi bộ hay trên vỉa hè luôn tuân theo một quy định ngầm: đi về bên trái. Nhưng cũng có ngoại lệ: tại những thang cuốn ở Tokyo, người ta thường đứng về phía bên trái và bước đi phía bên phải.


Du lịch Tokyo, bạn nhớ đi bên trái - Ảnh: Getty Images

3. Uống bên ngoài, hút thuốc bên trong

Không gian càng chật hẹp thì cơ hội được hút thuốc càng nhiều. Quán bar, nhà hàng càng nhỏ thì càng dễ có không gian dành cho người ghiền thuốc. Nhiều đoàn tàu siêu tốc cũng có những khoang dành cho người hút thuốc.


Vẫn có không gian cho người hút thuốc lá ở Tokyo - Ảnh: Getty Images

Mặt khác, Tokyo có lệnh cấm hút thuốc trên nhiều tuyến đường đi bộ. Dấu hiệu nhận biết được ghi trên bảng cắm bên đường. Người nào hút thuốc trên những đường phố này sẽ bị cảnh sát ngăn chặn. Nhưng việc mở một chai bia hoặc lon nước trái cây trên đường phố hoặc trên tàu điện lại là một truyền thống được ưa chuộng.

4. Một vé dành cho cả tàu lửa và xe buýt


Đến Tokyo, bạn có thể mua được loại vé dùng chung xe lửa lẫn xe buýt từ bất cứ máy bán vé tự động nào với giá 500 yên - Ảnh: Getty Images

Hệ thống tàu tại Tokyo thực tế là một mạng lưới do ba công ty tàu vận hành. Ban đầu, mỗi công ty phát hành một vé riêng. Sau đó, loại vé tái nạp tiền Suica và Pasmo đã cho phép hành khách có thể dùng đi các tuyến. Từ tháng 3.2013, việc trả tiền vé lại dễ dàng hơn, khi 1 vé có thể dùng cho tàu và xe buýt xuyên suốt đất nước.

Đến Tokyo, bạn có thể mua được loại vé này từ bất cứ máy bán vé tự động nào với giá 500 yên. Nếu dùng không hết, bạn có thể nhận lại tiền.

5. Không gian yên tĩnh ở mọi nơi

Bạn sẽ không gặp khó khăn khi tìm kiếm một ốc đảo yên tĩnh cho riêng mình tại thành phố náo nhiệt này. Giữa thành phố ồn ào, vẫn có những ngôi đền ẩn giữa các tòa nhà văn phòng (thí dụ đền Hanazono tại Shinjuku) hay dòng kênh rợp bóng cây dọc chiều dài của Nakameguro.


Một góc yên tĩnh giữa lòng phố thị Tokyo - Ảnh: Getty Images

Những con đường dân cư quanh co với những khu vườn có tường bao quanh cách không xa những con đường chính bận rộn. Nếu bạn đi đường vòng đến một số con đường ít nổi tiếng (phần lớn đường phố tại Nhật không được đặt tên), bạn có thể sẽ gặp một quán cà phê nhỏ, một dự án nghệ thuật cận kề hoặc một mớ lộn xộn những căn hộ tối tân cạnh những kiến trúc cổ ọp ẹp.

6. Nhà tắm kiểu Nhật

Nhà tắm công cộng (sento) là một tàn dư nhẹ nhàng từ cái thời mà hầu hết các căn nhà tại Nhật chưa có bồn tắm. Cho dù nó là một nơi hiện đại, sáng sủa như tại Omotesando với vòi nước có gas và xà bông ưa thích, hay một phòng tắm ở một khu phố cũ kỹ với máy sấy tóc hoạt động khi bỏ đồng xu vào, được bắt vít xuống sàn từ những năm 1960 thì tất cả các phòng tắm công cộng đều có giá 450 yên.

Hiệp hội phòng tắm công cộng Tokyo đang nỗ lực giúp những nhà tắm công cộng này thân thiện hơn với người nước ngoài trước Olympic 2020 bằng cách đưa ra các nghi thức và thẻ hướng dẫn bằng 4 thứ tiếng.

7. Chào mừng, đón chào


Irasshaimase! - Ảnh: Getty Images

Nếu ở Tokyo vài ngày, bạn có thể tự hỏi: “Họ nói điều gì mỗi khi tôi bước vào nơi nào đó?”. Dù là những người đàn ông cuốn khăn, nhễ nhại mồ hôi đồng thanh la hét khi bạn bước vào izakaya (một nhà hàng phục vụ rượu với nhiều món nhỏ nhặt) hay một phụ nữ đội mũ hoàn hảo lầm bầm nhỏ khi bạn bước vào một cửa hàng nhỏ, đều nói một câu tương tự: “Irasshaimase”. Đó là một cách nói lịch sự của xin chào, chào mừng.

Dù bạn có thể đáp trả bằng từ cám ơn hoặc xin chào, người dân địa phương thường không chờ đợi bạn đáp trả.

8. Món sushi ngon


Sushi, món phổ biến - Ảnh: Getty Images

Hoạt động đấu giá cá ngừ nổi tiếng tại chợ Tsukiji bắt đầu lúc 5 giờ sáng, nhưng 120 vé miễn phí trong ngày thường được lấy sớm nhất từ lúc 4 giờ. Dù bạn có đến tham dự buổi bán đấu giá hay không, chợ và những cửa hàng quanh chợ sẽ hoạt động vào thời điểm đó. Đây là nơi tốt nhất để tận hưởng một đĩa sushi sáng sớm ngon nhất trong đời bạn.

Bạn cũng không cần phải đến đây quá sớm, nhưng hãy nhớ, nhiều cửa hàng đóng cửa lúc 13 giờ chiều. Chợ này sẽ được chuyển đến địa điểm mới vào năm 2014 cách vị trí hiện nay vài km.

9. Wi-Fi miễn phí khá hiếm

Trong khi những nơi có dịch vụ Wi-Fi miễn phí tại Nhật đang gia tăng, việc truy cập được nó lại là điều bạn không nên quá kỳ vọng. Biển hiệu thông báo Wi-Fi miễn phí ở mọi nơi, nếu bạn có hợp đồng với nhà cung cấp. Thậm chí những nơi như Starbucks, khá nổi tiếng với dịch vụ Wi-Fi miễn phí, họ vẫn yêu cầu bạn phải tạo một tài khoản trước.

Thay vì thuê thẻ SIM, nhiều du khách đã phát hiện việc thuê một gói Wi-Fi tại sân bay dùng cho điện thoại thông minh. Đó là cách tốt nhất để luôn online khi du lịch Tokyo.

10. Thịt xông khói có mặt mọi nơi

Nhật có truyền thống lâu dài về các món chay gọi là Shojin ryori. Nó được chuẩn bị và phục vụ cẩn thận trên các đồ sơn mài và gốm sứ. Thử nghiệm món chay này là điều đáng giá. Nhưng các món này khá đắt tiền và tốn thời gian chờ đợi.


Thịt xông khói có ở mọi món ăn chế biến sẵn - Ảnh: Getty Images

Để có bữa ăn chay nhanh chóng, bạn luôn phải thận trọng. Một bánh sandwich có rau có thể có một miếng thịt giăm bông nằm trong đó và Pasta không thịt có thể được trang trí với thịt xông khói. Salad khoai tây của bạn vẫn có thể đi kèm với món thịt xông khói.

Trên thực tế, nếu bạn nói từ “Thịt” (meat), người dân bản địa thường hiểu đó là thịt bò. Xem danh sách toàn bộ các sản phẩm động vật, bạn có thể tránh được điều bạn muốn.

11. Thủ sẵn một cây dù


Các cửa hàng tiện lợi đều có bán loại dù làm bằng nhựa trong - Ảnh: Getty Images

Bất cứ mùa nào trong năm, bạn cũng có thể gặp chút mưa trên đường. Nếu thăm Nhật, hãy chọn một cây dù nhựa trong. Một khi hạt mưa đầu tiên rơi xuống mặt đường, điều đó có nghĩa trời sẽ đổ mưa mọi nơi.

Các cửa hàng tiện lợi sẽ mang hàng ra bán ngay cửa với giá từ 300-500 yên. Nhân viên sẽ giúp bạn mở dù nếu bạn dùng ngay. Hãy giữ nó cẩn thận vì đây là vật dễ bị mất nhất tại Tokyo.