Tháng 9 đến tháng 11 là quãng thời gian phong cảnh Sapa vào độ đẹp nhất. Tiết trời dễ chịu, thiên nhiên và con người như hòa vào nhau, đẹp tựa bức tranh thủy mặc… Có thể nói, đó là những nét riêng ở Sapa đã níu chân du khách bấy lâu nay. Đến với Sapa du khách không chỉ được tham quan những địa danh hấp dẫn của thị trấn miền núi xinh đẹp này mà còn có thể thử thách lòng kiên trì cũng như dũng cảm khi chinh phục đỉnh núi Fanxipan hùng vĩ – nóc nhà Đông Dương khi đến với nơi đây.
1. Chinh phục đỉnh Fanxipan – nóc nhà Đông Dương
Fanxipan là ngọn núi cao nhất của bán đảo Đông Dương (3.143m), nằm ở trung tâm dãy Hoàng Liên Sơn. Tuy chỉ cách Sapa 9km về phía Tây Nam, nhưng nếu leo bộ bạn sẽ mất 6 đến 7 giờ đồng hồ mới chinh phục được đỉnh núi này. Hiện nay, rất nhiều nhà leo núi chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư tìm đường chinh phục đỉnh Fanxipan. Họ có thể đi theo tour của các công ty du lịch hoặc tự tổ chức với sự hướng dẫn của người dân địa phương, người dân tộc Mông, Dao ở bản Cát Cát.
Trên đường lên đỉnh núi, du khách sẽ được khám phá hệ động thực vật và thiên nhiên kỳ thú của dãy Hoàng Liên. Tại đó có rất nhiều cây Hoàng Liên, một loại dược liệu quý, các loại gỗ quý, chim thú như gà gô, gấu, khỉ, sơn dương và nhiều loài chim khác nữa…
Nếu như có điều kiện hoặc sức khỏe không cho phép bạn cũng có thể lựa chọn đi cáp treo. Tuyến cáp treo Fanxipan đi vào hoạt động đầu năm 2016 đã giúp cho hàng chục nghìn du khách đã đặt chân tới đỉnh Fanxipan chiêm ngưỡng, khám phá, chinh phục nóc nhà cao nhất Đông Dương. Đây cũng là tuyến cáp treo được Guinness chứng nhận 2 kỷ lục Guinness cho cáp treo Fanxipan là cáp treo ba dây có độ chênh giữa ga đi và ga đến lớn nhất Thế Giới với 1410m và Cáp treo ba dây dài nhất Thế Giới với tổng chiều dài lên đến 6292.5m. Thời gian để chiêm ngưỡng đỉnh Fanxipan rút ngắn từ 2 ngày xuống chỉ còn 15 phút.
2. Khám phá bản Cát Cát
Bản Cát Cát hay thôn Cát Cát là một làng dân tộc Mông nằm cách thị trấn Sapa 2km. Đây là điểm tham quan hấp dẫn của du lịch Sapa nói riêng và Lào Cai nói chung. Bản Cát Cát được hình thành từ giữa thế kỷ 19 do một bộ phận dân tộc ít người quần tụ theo phương pháp mật tập tức là dựa vào sườn núi và quây quần bên nhau, các nóc nhà cách nhau chừng vài chục mét và sinh sống, trồng trọt canh tác ngay trên những sườn đồi quần cư.
Bản nằm dưới chân của dãy núi Hoàng Liên Sơn, phía trong thung lũng với ba bề núi.Trong bản có tới gần 80 hộ dân hầu hết nằm dọc theo con đường bậc thang lát đá giữa bản, một số khác nằm rải rác trên các sườn núi.
Bên cạnh phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, núi rừng thênh thang, thơ mộng, Cát Cát còn hấp dẫn khách du lịch bằng nét văn hóa truyền thống đặc sắc và đa dạng của đồng bào dân tộc Mông. Người Mông thường xây nhà dựa vào sườn núi, các nóc nhà chỉ cách nhau khoảng vài chụ mét. Mỗi căn nhà có 3 gian, có vì kèo 3 bột ngang được kê trên phiến đá vuông hoặc tròn, mái lợp ván gỗ pơ mu, vách bằng gỗ xẻ. Ngôi nhà có 3 lối ra, gồm cửa chính ở gian giữa, 2 cửa phụ ở 2 đầu nhà. Cửa chính luôn được đóng kín và chỉ được mở khi nhà có việc lớn như dịp Lễ Tết, đám cưới, đám tang. Trong nhà có gian thờ, sàn gác dự trữ lương thực, bếp, nơi ngủ và nơi tiếp khách. Những chiếc cối giã gạo của người dân tộc Mông rất độc đáo và vô cùng sáng tạo, không dùng sức người mà chỉ dùng sức nước để tạo ra những hạt gạo trắng tinh, thơm ngon sau khi được thu hoạch từ những nương lúa bậc thang.
Gần nơi quần cư, người dân còn trồng lúa, ngô trên các nương bậc thang hoàn toàn theo phương pháp thủ công. Họ biết trồng trọt, chăn nuôi và bảo lưu khá tốt nhiều nghề thủ công truyền thống như trồng bông, lanh và dệt vải. Nơi đây xứng đáng được xem là điểm du lịch văn hóa vừa là du lịch sinh thái vừa là điểm du lịch văn hóa cộng đồng dành cho khách du lịch.
3. Thác Tình Yêu
Thác Tình Yêu thuộc địa phận xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, cách thị trấn Sa Pa khoảng 4km theo hướng Tây Nam. Đây là nơi nghỉ ngơi, an dưỡng lý tưởng và đến đây, du khách sẽ có dịp tìm hiểu về huyền thoại một câu chuyện tình đầy lãng mạn.
Đường dẫn du khách đến thác Tình Yêu là một con đường đất đỏ chạy qua khu rừng trúc xanh mướt, bạt ngàn mà thấp thoáng đâu đó, ánh lên vẻ đẹp dịu dàng của loài hoa đỗ quyên với những gam màu đỏ, trắng, vàng tươi tắn. Đến đây, du khách sẽ thấy thoang thoảng bên tai mình âm thanh xào xạc của cây rừng đang đu đưa trong gió… Khi đi hết đoạn đường này, du khách sẽ gặp một dòng suối, tiếp tục men theo dòng suối là du khách sẽ tới thác Tình yêu.
Thác tình Yêu có độ cao gần 100m. Thác bắt nguồn từ đỉnh Fanxipan rồi mang theo hơi lạnh của núi rừng chảy qua nền địa hình cao, dốc, đổ xối cả aaof ạt xuống dòng suối vàng tung bọt trắng xóa. Nhìn từ xa du khách sẽ thấy dòng thác giống như hình một chiếc nón; thấp thoáng sau từng lớp nước mỏng chảy ở hai bên rìa thác là một thảm thực vật rừng xanh tốt. Dưới chân thác là con suối Vàng nghiêng mình uốn lượn với hai bên bờ là những thảm cỏ xanh mượt trải dài dưới chân những bụi trúc gai.
Trong không gian bao la và cảnh đẹp nơi đây, thác Tình Yêu thực sự là điểm du lịch tuyệt vời của du khách. Đến với thác Tình Yêu, du khách như tìm về cội nguồn của một câu chuyện tình yêu đầy lãng mạn.
4. Nhà thờ cổ Sapa
Nhà thờ đá cổ Sapa nằm ngay trung tâm thị trấn Sapa và là dấu ấn vẹn toàn nhất theo kiến trúc Pháp còn lại nơi đây. Cũng giống như những điểm du lịch khác như núi Hàm Rồng, bản Cát Cát… thì đây cũng là một trong những điểm đến hấp dẫn không thể thiếu trong các tour du lịch Sapa.
Nhà thờ đá tọa lạc ngay trung tâm thị trấn Sapa, được xây dựng từ năm 1895 được coi như một dấu ấn kiến trúc cổ toàn vẹn nhất của người Pháp còn sót lại. Nhà thờ đá được tôn tạo và bảo tồn, trở thành một hình ảnh không thể thiếu khi nhắc đến thị trấn Sapa mù sương.
Hằng ngày, người dân tộc tập trung ở đây đông đúc mua bán, trao đổi hàng hóa. Đây cũng chính là nơi mà thứ 7 hàng tuần diễn ra phiên chợ Tình réo rắt tiếng khèn gọi bạn của những đôi trai gái mang đầy nét văn hóa dân tộc và hơi thở núi rừng. Vào dịp Giáng Sinh, hầu hết các giáo dân đều tập trung về đây để mừng lễ, cầu nguyện và ca hát nhảy múa. Giáo dân đến với nhà thờ đá cổ đa phần đều là người dân tộc.
Khu nhà thờ đá cổ gồm 7 gian rộng hơn 500m2, phần tháp chuông cao 20m, trong tháp có quả chuông cao 1,5m, trên bề mặt của chuông còn rõ nết ghi đúc, số lượng quyên góp đúc chuông. Phần giá đỡ chuông bằng gỗ pơ mu vẫn giữ nguyên sau lần trùng tu.
Từ khi xây dựng đến nay, nhà thờ Sapa luôn là địa điểm diễn ra nhiều hoạt động văn hóa truyền thống của các dân tộc nơi đây. Ngay phía trước nhà thơ là khu vực Sân quần và hàng thông lưu niên. Nơi đây vào thứ 7 hàng tuần thường diễn ra các sinh hoạt văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số cùng với hoạt động cầu nguyện diễn ra trong những ngày cuối tuần tạo cho không gian cảu Nhà thờ thêm lung linh, huyền ảo và có sức lôi cuốn lạ thường.
5. Núi hàm Rồng
Núi Hàm Rồng Sapa nằm ngay sát ngay thị trấn Sapa cách khoảng chừng 3km và du khách có thể đi bộ đến đó. Đứng trên đỉnh núi hàm Rồng, bạn được ngắm toàn cảnh Sapa, thung lũng Mường Hoa, Sa Pả, Tả Phìn ẩn hiện trong sương khói. Hiện nay, với bàn tay tôn tạo cảu con người, Hàm Rồng thực sự là một thắng cảnh đầy hoa trái của Sapa. Lên Hàm Rồng, khách du lịch như lạc vào vườn tiên, mây ùa kín thân người, hoa rực rỡ mặt đất.
Nằm ngay sát thị trấn Sapa, cao gần 2000m, quanh núi Hàm Rồng có nhiều kiểu núi khác nhau, rừng kín thường xanh với các loại cây lá rộng xanh quanh năm và các leo, bụi rậm chằng chịt, rừng hỗn hợp cây lá rộng, lá kim…
Nhiệt độ trung bình khu núi Hàm Rồng là từ 15 – 18 độ C, vô cùng mát mẻ, dễ chịu. Lượng mưa trung bình là 1.800 – 2.000mm.Đặc biệt khí hậu có sự đổi khác xuất hiện băng giá, tuyết nhẹ là một trong những điểm du lịch Sapa hấp dẫn nhất.
Núi Hàm Rồng trông xa tựa như đầu rồng mờ ảo trong làn mây trắng. leo núi Hàm Rồng là thú vui của bất kỳ du khách nào. Bắt đầu từ những bậc đá rồi qua con đường đá quanh co, du khách tận mắt chứng kiến dòng suối nhỏ chảy len lỏi qua những tán cây rừng. Là điểm đến tuyệt vời cho du khách.